A14 Tôi yêu

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A14 Tôi yêu

Tập đoàn đầu tư và phát triển toàn diện tài năng và nhan sắc

Latest topics

» Discover the world of uninhibited dating.
by handsomevip007 Thu 04 Apr 2024, 00:46

» TG 24 giờ qua ảnh: Người đàn ông thi leo cột mỡ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Sấm sét Hà Nội lên tạp chí Mỹ
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:15

» Chùm ảnh:Lính Anh khỏa thân tập thể ủng hộ Hoàng tử Harry
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» TG 24 giờ qua ảnh: Học viên cảnh sát rèn luyện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Tóc bóng nước nổ tung trên đầu trọc mẫu nghiệp dư
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:14

» Cận cảnh hà mã quyết chiến tranh ngôi đầu đàn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Bé trai bị thương chờ điều trị
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: ‘Thây ma’ ngồi chờ tàu điện
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Trẻ em chơi đùa với... trăn
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:13

» TG 24 giờ qua ảnh: Tiệc cưới dang dở vì cháy rừng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Bữa ăn hụt của sư tử chột
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chùm ảnh: Giải cứu báo mắc kẹt trên hàng rào sắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:12

» Chế quai cho dép tông từ vải hoa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Nhẫn cực xinh cực độc từ cán thìa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:08

» Pha chế sơn móng tay từ phấn mắt
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vòng tay kết từ khuy
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Đan báo cũ thành thùng đựng đồ hữu dụng
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:07

» Độc đáo vườn treo trong nhà
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:06

» Bánh pancake theo phong cách Đức có gì lạ?
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Lạ miệng món salad bơ với cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:01

» Công thức bánh Madeleine pho mát tuyệt hảo
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Lạ miệng món mỳ gà nấu nước dừa
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Đẹp da với nước ép cà chua
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 18:00

» Ngọt ngào hương vị cà phê caramen
by handsomevip007 Wed 29 Aug 2012, 17:58

» TG 24h qua ảnh: Chiến binh tránh đạn bắn tỉa
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:53

» TG 24 giờ qua ảnh: Diễn tập sơ tán khỏi tòa nhà
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» TG 24 giờ qua ảnh: Người biểu tình TQ phá xe Nhật
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:52

» Món tiết canh dưới ống kính nhiếp ảnh gia Đức
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:51

» TG 24 giờ qua ảnh: Cậu bé không bàn chân chơi bóng
by handsomevip007 Sat 25 Aug 2012, 14:46

Chào bạn! Khách viếng thăm

    Tiếng Việt đang “dài” ra!

    handsomevip007
    handsomevip007
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.6
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.6

    Số bài : 4022
    A14$ : 4500
    Danh tiếng : 920
    Tham gia : 01/12/2010


    Medal:
    Pet:
    Goods:

    Tiếng Việt đang “dài” ra! Empty Tiếng Việt đang “dài” ra!

    Bài gửi by handsomevip007 Tue 30 Aug 2011, 11:48

    Tiếng Việt đang “dài” ra!
    SGTT


    Trong một chương trình Chào buổi sáng (VTV1) mới đây, viên sĩ quan cảnh sát giao thông trả lời phỏng vấn rằng: “Chúng tôi đã xác định được những cơn mưa kéo dài trên một tiếng đồng hồ hoặc dưới một tiếng đồng hồ gây ngập lụt là 53 điểm”.
    Sao không nói: “Chúng tôi đã xác định được 53 điểm cứ mưa to là ngập” cho gọn?
    Cũng chương trình này, hàng ngày vẫn ra rả “người tham gia giao thông”, “các phương tiện tham gia giao thông”. Sao không nói “người đi lại”, “xe cộ” cho ngắn?
    Hiện tượng nói dài đang ngày càng trở nên phổ biến trong sách báo và văn bản tiếng Việt hiện nay. Vì sao?

    Dai, dài, nhưng an toàn!
    Anh dân quân đánh vần chưa thạo chữ quốc ngữ trong truyện Đôi mắt của Nam Cao đã nói thuộc lòng một bài ba giai đoạn kháng chiến phòng ngự, cầm cự, tổng phản công… “dài đến năm trang giấy”.
    Những người này cứ nói ra “là thấy đề nghị, yêu cầu, phê bình, cảnh cáo, thực dân, phát xít, phản động, xã hội chủ nghĩa, dân chủ với cả tân dân chủ nữa…” (trích Đôi mắt, 1948).
    Cách nay 63 năm đã xuất hiện trên cửa miệng người dân bình thường những khái niệm cao xa mấy ai hiểu hết ý nghĩa này. Sáu, bảy thập kỷ là khoảng thời gian tạo ra hai thế hệ, đủ dài để hình thành thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo.
    Điều này dẫn tới hệ luỵ là xã hội hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của từ ngữ, câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Vả lại, nếu ai đó muốn bình luận sẽ tạo ra những lời nghịch nhĩ và trở thành “người có vấn đề”.
    Kết quả là người ta lo nói năng an toàn, cầm giấy phát biểu theo những giáo điều, dần dần hình thành thói quen kết luận mà không chú ý tới lý lẽ thuyết phục.
    Nhiều người nghèo đi về ngôn từ và tư duy, nhưng vẫn cần thể hiện mình. Vậy là sinh ra lối nói sang trọng với nhiều từ Hán – Việt nhưng lại không hiểu thấu đáo và những câu hùng hồn dài dòng rỗng nghĩa.

    Những lối nói dư thường gặp
    Qua phim truyền hình và một số chương trình truyền hình gần đây, có thể bắt gặp những lối nói dư sau:
    Dùng lặp hai từ Hán – Việt và thuần Việt đồng nghĩa: như “Nạn rải đinh tái xuất hiện trở lại” (Chào buổi sáng, 6.5.2011). Tái xuất hiện là xuất hiện trở lại. Nói nạn rải đinh “xuất hiện trở lại” là đủ.
    Và “Mời các bạn nghe những tin tức cập nhật đầu tiên trong ngày” (Chào buổi sáng, 13.1.2010). “Cập nhật” là trong ngày. Nói “tin tức đầu tiên trong ngày” là đủ.

    Nguyên nhân chính của loại dư quá phổ biến này là trong nhận thức của người Việt hiện nay, nghĩa của nhiều yếu tố Hán – Việt đã “mờ” đi nên nhiều người không thấy “dư” nữa.
    Lặp lại những diễn đạt đồng nghĩa: như “Mục đích cô đến đây để làm gì?” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 18, VTV3). Sao không biên tập thành “Cô đến đây làm gì?” cho gọn?

    Lại nữa: “Chắc có lẽ là vậy” (phim Cuộc gọi lúc 0 giờ, tập 19). “Chắc” và “có lẽ” là hai từ thể hiện hành vi phỏng đoán một khả năng không chắc chắn. Nói “Chắc vậy” hoặc “Có lẽ vậy” là đủ.

    Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản.

    Đưa vào lời nói những yếu tố đương nhiên tồn tại: như “Anh xin lỗi! Anh đã tát vào má em” (phim Sự quyến rũ của người vợ, VTV3, 1.6.2011).

    Một khi mở bàn tay đánh vào má thì gọi là “tát”, đánh vào mông gọi là “phát”, đánh vào mồm miệng gọi là “vả”, đánh vào tai gọi là “bạt”. Vậy nói “Anh xin lỗi! Anh đã tát em” là đủ.
    Nói dư thành sai: như “Ở Việt Nam chủ yếu có mấy loại gấu? Gợi ý: hai, ba hay bốn?” (Đấu trường 100, VTV3, 30.5.2011). Đáp án (lời MC): “Hai. Không có thêm loại gấu nào nữa đâu”.
    Từ “chủ yếu” khiến câu hỏi định lượng này mang tính xác suất. Đáp án “hai” khiến người nghe nghĩ rằng còn một loại gấu thứ ba (thứ yếu) nữa. Dù 99,9% gấu ở Việt Nam là hai loại gấu ngựa và gấu chó thì vẫn có 0,1% thuộc loại gấu thứ ba.
    Nói như MC “Không có thêm loại gấu nào nữa đâu” là không chuẩn. Còn như, nếu chỉ có hai loại gấu thì từ “chủ yếu” làm câu hỏi trên sai.
    Ví dụ khác: “Sáng tác này của Trần Hoàn vào năm nào: a) 1948, b) 1958, hay c) 1968?” Đội A: 1958. Lời MC: “Đáp án này hoàn toàn sai”; Đội B: 1948. Lời MC: “Vâng, hoàn toàn chính xác!” (Trò chơi âm nhạc, VTV3, 29.7.2011).
    Nếu 1948 là hoàn toàn chính xác, 1958 là hoàn toàn sai thì năm nào là chính xác không hoàn toàn, năm nào là sai không hoàn toàn? MC nói dư từ “hoàn toàn”.

    Dùng chập những cụm từ đồng nghĩa: như “Một nữ tử tù trốn thoát, điều này chưa từng xảy ra bao giờ từ trước đến nay” (phim Nữ tử tù, VTV3, 17.5.2009). “Chưa từng” là chưa bao giờ và cũng là từ trước đến nay chưa xảy ra. Vì vậy, câu trên dư chập ba.
    Có ba cách nói ngắn hơn: “điều này chưa xảy ra bao giờ”; “điều này chưa từng xảy ra” và “điều này từ trước đến nay chưa xảy ra”.

    Thói quen nói năng đúng giáo điều mà không cần hiểu thấu đáo dẫn tới hệ luỵ là hình thành thói quen chấp nhận, tư duy thụ động, không muốn lật lại nghĩa lý của câu chữ, khái niệm và lập luận khi tiếp nhận văn bản. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới lối nói dư thừa.

    GS.TS Nguyễn Đức Dân
    bestfriend4ever_35
    bestfriend4ever_35
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.4
    ĐẠI TƯỚNG CAO CẤP-Lv.4

    Số bài : 3068
    A14$ : 1767
    Danh tiếng : 1053
    Tham gia : 05/12/2010
    BGItem : BGnone


    Medal:
    Pet:
    Goods:

    Tiếng Việt đang “dài” ra! Empty Re: Tiếng Việt đang “dài” ra!

    Bài gửi by bestfriend4ever_35 Tue 30 Aug 2011, 17:33

    nói dài nói dai nói dở!!! câu này ko bao h sai!!! Tiếng Việt đang “dài” ra! 991407

      Hôm nay: Sun 28 Apr 2024, 04:55